VN Innovation Champions
1

Thông tin khảo sát Ý kiến của Cộng đồng về Design Thinking Compassionate Leaders Club – DCLC

Lãnh đạo Nhân ái (Compassionate Leaders) tham gia vào quá trình đổi mới sáng tạo sẽ góp phần định hướng, hỗ trợ tạo ra các sản phẩm, dịch vụ có giá trị cho con người. Họ sẽ đồng hành cùng cộng đồng kiến tạo môi trường sáng tạo, đổi mới và bền vững.

Xem thêm thông tin về DCLC trong link đính kèm và Chương 3 – Sách Rừng Mưa.

https://vnchampions.com/compassionate-leaders-lanh-dao-nhan-ai/

Ý kiến của Cộng đồng về Design Thinking Compassionate Leaders Club – DCLC:

1.“Design Thinking – Compassionate Leaders Club – DCLC nên ra đời sớm hơn nữa nhưng chưa bao giờ là quá muộn để kết nối các Lãnh đạo Nhân ái cùng kiến tạo một cộng đồng nhân ái toàn cầu”.

Nguyễn Thị Châu Linh, Founder / CEO Diamond Brand Institute

2.“Hơn bao giờ hết, hôm nay Đổi mới sáng tạo là chìa khóa cho sự phát triển bền vững, Design Thinking sẽ giúp chúng ta hiểu và đáp ứng nhu cầu của cộng đồng. Do đó rất cần tập hợp những Nhà Lãnh đạo Nhân ái để kết nối và tạo ra giá trị mới. Câu lạc bộ Lãnh đạo Nhân ái sẽ là nền tảng cho sự hợp tác và sáng tạo này. Chúng ta hãy hành động ngay hôm nay vì một xã hội bình đẳng và thịnh vượng. Hãy tham gia CLB để cùng nhau kiến tạo tương lai tươi sáng hơn nhé”.

Huỳnh Hồng Mai, P. Giám đốc Trung tâm Sáng tạo – Ươm tạo khởi nghiệp – Trường Đại học Nguyễn Tất Thành

3.“Design Thinking – Compassionate Leaders Club giúp rèn luyện tư duy sáng tạo và lãnh đạo nhân ái, tạo môi trường để thành viên phát triển kỹ năng giải quyết vấn đề, đồng cảm và đổi mới sáng tạo. Trong bối cảnh biến động, Câu lạc bộ trang bị công cụ và tư duy linh hoạt, giúp các nhà lãnh đạo tạo ra tác động tích cực cho cộng đồng và tổ chức”.

Nguyễn Văn Vũ An, Giám đốc Trung tâm Đổi mới sáng tạo và Khởi nghiệp Trường Đại học Trà Vinh, Giám đốc Vườn ươm Doanh nghiệp tỉnh Trà Vinh

4.“Tôi vừa đọc một bài phân tích “BOSS” hay “LEADER”, và tôi thấy rằng nếu một mối quan hệ giữa nhà lãnh đạo và nhân viên chỉ đơn thuần là việc chỉ đạo, ra lệnh thì sẽ không mang lại hiệu quả. Tất cả các mối quan hệ tốt đẹp sẽ được duy trì, phát triển dựa trên sự thấu hiểu và tình yêu thương. Từ sự thấu hiểu, tình yêu thương, nhà lãnh đạo sẽ phát huy tối đa sự đóng góp của nhân viên, của khách hàng dành cho tổ chức mình. Hãy là ngọn lửa vừa soi đường dẫn lối, vừa sưởi ấm những con người sẽ đồng hành cùng mình. Và tôi tin, Design Thinking – Compassionate Leaders Club sẽ thực hiện sứ mệnh để kết nối, truyền cảm hứng và xây dựng một thế hệ  các nhà lãnh đạo đổi mới trên nền tảng của sự thấu cảm (Empathy – Design Thinking), lòng nhân ái (Compassionate) và tình yêu thương (Love)”.

Phan Thị Cẩm Vân, Phó Phòng, Sở Khoa học và Công nghệ Quảng Ngãi

5.“Con người ngày càng bị vùi lấp bởi thế giới vật chất và dường như các giá trị nhân văn ngày càng bị lu mờ. Steve Jobs khi ra mắt sản phẩm Ipad 2 (2011) có nói: Công nghệ phải kết hợp với nghệ thuật nhân văn mới cho chúng ta những sản phẩm có thể làm trái tim reo vui và hạnh phúc. Hơn hết chỉ có trái tim thiện lành, trí tuệ khai phóng mới giúp chúng ta có được những điều tuyệt vời tiếp theo.

DCLC được lập dựa trên 3 nền tảng cốt lõi: Sự thấu cảm – Lòng nhân ái – Tình yêu thương là khởi đầu cho một thế hệ Lãnh đạo tuyệt vời giàu tính nhân văn. Tôi tin với định hướng này chúng ta sẽ tạo ra một cộng đồng công dân tích cực, phụng sự xã hội.

Tuy nhiên, để làm sống dậy: Sự thấu cảm, lòng nhân ái, tình yêu thương…chúng ta cần có những hiểu biết chung, hệ quy chiếu và văn hoá nổi bật, cần xem xét gốc rễ hình thành (điều này phải được đánh thức từ bên trong mỗi người)

Chúc cộng đồng DCLC thành công”.

Nguyễn Bão Quốc, Founder & CEO BQTRAINING

6.“DCLC rất cần thiết. CLB là nơi quy tụ, kết nối các nhà lãnh đạo đổi mới giàu lòng nhân ái để cùng kiến tạo môi trường, sáng tạo, đổi mới, phát triển và duy trì sự bền vững”.

Hoàng Thị Thoa, Giám đốc Trung Đổi mới sáng tạo và Khởi nghiệp, Trường Đại học Công Thương TP.HCM

7.“Trong bối cảnh đổi mới sáng tạo và phát triển bền vững, việc thành lập một cộng đồng dành cho các nhà lãnh đạo nhân ái (Compassionate Leaders) dựa trên tư duy thiết kế (Design Thinking) là rất quan trọng.

DCLC sẽ là nơi kết nối các nhà lãnh đạo, doanh nhân và chuyên gia trong nhiều lĩnh vực khác nhau nhằm tạo ra một môi trường cởi mở, thúc đẩy tư duy sáng tạo, đồng cảm và trách nhiệm xã hội. Cộng đồng này không chỉ giúp chia sẻ kiến thức, kinh nghiệm mà còn xây dựng những giải pháp thực tiễn để giải quyết các vấn đề cấp bách trong doanh nghiệp và xã hội.

Từ góc nhìn cá nhân của mình, tôi cho rằng nhân ái không chỉ đơn thuần là tình yêu thương hay lòng trắc ẩn một cách lý thuyết, cũng không phải là nhân ái theo kiểu “phát tâm” đơn thuần. Nhân ái thực sự phải là “thực chiến” – nghĩa là hành động để tạo ra giá trị. Khi một người có thể tạo ra giá trị thực sự, họ không chỉ giúp được bản thân mà còn có cơ sở vững chắc để hỗ trợ người khác. Đây chính là nền tảng để xây dựng một cộng đồng đổi mới sáng tạo bền vững, nơi mọi thành viên không chỉ nói về sự nhân ái mà còn biến nó thành động lực để đóng góp giá trị thiết thực cho xã hội.

Design Thinking là một phương pháp mạnh mẽ giúp tiếp cận thách thức theo hướng lấy con người làm trung tâm, khuyến khích thử nghiệm và tối ưu hóa giải pháp. Khi kết hợp với lãnh đạo nhân ái thực chiến, DCLC có thể tạo ra một hệ sinh thái đổi mới thực sự bền vững, hướng đến giá trị chung (shared value) và sự phát triển dài hạn.

Tôi hoàn toàn ủng hộ sáng kiến này và tin rằng đây sẽ là một nền tảng quan trọng để xây dựng thế hệ lãnh đạo có tư duy sáng tạo, biết lắng nghe và sẵn sàng hành động vì lợi ích chung. Xin cảm ơn Design Thinking Community về sáng kiến tuyệt vời này”.

Trần Duy Hào, Inventor, Founder & CEO StarGlobal 3D

8. “Đổi mới sáng tạo không chỉ là một cuộc chạy đua công nghệ hay một bài toán kinh tế, mà còn là hành trình khai mở những giá trị nhân văn sâu sắc nhất của một con người. Khi có sự xuất hiện của lòng nhân ái, đổi mới không đơn thuần là sự cải tiến, mà trở thành ánh sáng soi đường, một hành động mang tính vị tha, hướng đến sự thịnh vượng chung. Mong rằng thông qua hành trình trải nghiệm với Design Thinking – Compassionate Leaders Club, chúng ta đều nghiệm ra rằng, một nhà lãnh đạo nhân ái không đo lường thành công bằng những con số khô khan, mà bằng tác động họ để lại trong lòng người khác, bằng những giá trị vô hình nhưng bền vững theo thời gian. Đó mới là điều khác biệt”

Cao Khánh Hưng, Phóng viên Tạp chí Doanh Nhân Sài Gòn

9. “DCLC là môi trường để các lãnh đạo trau dồi, chia sẻ và hỗ trợ nhau cùng phát triển. Nơi củng cố vai trò của người lãnh đạo về lòng nhân ái, biết sẻ chia và yêu thương”.

Trần Thị Bảo Cang, Quản lý Công ty Cổ phần Domilk

10. “Design Thinking sẽ giúp các lãnh đạo doanh nhân vạch ra những mục tiêu và những bản minh họa cho các hoạt động của công ty một cách linh hoạt, thích ứng kịp thời với sự thay đổi của nền kinh tế, chính trị, xã hội hiện nay. Design Thinking là công cụ giúp  DCLC dễ dàng vận hành tích hợp giữa sự phát triển kinh tế và văn hóa, vấn đề chính trị, xã hội theo tinh thần của nhân vật chủ chốt (RỪNG MƯA). Từ đó tạo ra môi trường doanh nghiệp nhân ái, giàu tình thương, thấu mình hiểu người (khách hàng và đồng nghiệp), cơ sở cho sự phát triển bền vững và thịnh vượng của doanh nghiệp và cộng đồng”.

Đặng Thị Mai Trâm, Chủ tịch CTCP Haditic

11.”Lãnh đạo không chỉ là ra quyết định mà còn cần sự đồng cảm, thấu hiểu để xây dựng một môi trường làm việc và học tập tích cực. DCLC giúp phát triển phẩm chất này, tạo ra những nhà lãnh đạo có trách nhiệm với cộng đồng”

Nguyễn Thị Thảo, Giảng Viên chính Trường Đại học Tây Nguyên  

12. “DCLC là một mô hình rất cần thiết trong bối cảnh hiện nay, khi các tổ chức phải đối mặt với những thay đổi nhanh chóng và yêu cầu ngày càng cao về đổi mới sáng tạo. Việc kết hợp tư duy thiết kế và lãnh đạo nhân ái không chỉ giúp nâng cao hiệu suất làm việc mà còn tạo ra một môi trường làm việc tích cực, thúc đẩy sự gắn kết và động lực của nhân viên”.

Nguyễn Đăng Vinh, Trưởng Phòng, Sở Khoa học và Công nghệ Thành phố Huế

13. “Cơ hội và môi trường cho những cá nhân có cùng chung mục tiêu, tư duy và mong muốn hỗ trợ cộng đồng một cách không vụ lợi”,

Nguyễn Xuân Bích Thoại, Phó Giám đốc VCCI Bà Rịa – Vũng Tàu

14. “DCLC rất cần thiết để mọi người có thể gần nhau hơn, dễ dàng chia sẻ kiến thức hơn. Đây là nhóm người thường xuyên (thường trực) thúc đẩy các chương trình đổi mới sáng tạo dựa trên quan điểm đã lựa chọn”.

Phạm Văn Thế, Trưởng nhóm nghiên cứu Trường Đại học Văn Lang

15. “Rất cần thiết hình thành các nhân tố leader để lan tỏa nhanh và hiệu quả văn hóa và tư duy đổi mới sáng tạo, đặc biệt Design Thinking”.

Lý Đình Quân, CEO Songhan Incubator

16. “Rất cần thiết trong giai đoạn hiện nay khi các nền tảng của sự phát triển cần có sự gắn kết với nhau để tạo nên một sức mạnh chung cho xã hội và các nhân tố tham gia trong cộng đồng”.

Trần Thanh Tùng, Giảng viên Trường Đại học Phạm Văn Đồng

17. “DCLC không chỉ là một phương pháp mà còn là một triết lý lãnh đạo cần thiết trong thời đại mới. Nó giúp các nhà lãnh đạo không chỉ đưa ra quyết định sáng suốt mà còn xây dựng một tổ chức phát triển bền vững, có ý nghĩa và mang lại giá trị lâu dài cho xã hội”.

Nguyễn Đức An, Trung tâm Nghiên cứu, Chuyển giao công nghệ và Đổi mới sáng tạo tỉnh Quảng Trị

18.“Design Thinking (DT) là một phương pháp tiếp cận giải quyết vấn đề và sáng tạo rất phổ biến hiện nay, đặc biệt trong các tổ chức và cộng đồng như Compassionate Leaders Club (DCLC).

Design Thinking khuyến khích việc nghiên cứu sâu sắc và thấu cảm nhu cầu của những người mà tổ chức đang phục vụ. Đối với DCLC, phương pháp này giúp các nhà lãnh đạo hiểu rõ hơn về nhu cầu của các thành viên và cộng đồng mà họ đang hướng tới. Việc đồng cảm và thấu hiểu là yếu tố then chốt trong lãnh đạo nhân ái (Compassionate Leadership) và Design Thinking chính là công cụ hỗ trợ hiệu quả để xây dựng mối quan hệ gắn kết và hỗ trợ”.

Nguyễn Nguyên Khang, Trường Đại học Xây dựng Miền Trung, Trưởng phòng Công tác sinh viên

19.“DCLC là tập hợp những nhân tố chung đam mê & sứ mệnh trong hành trình hướng đến thế giới tốt đẹp bằng tình yêu thương & sự thấu cảm dành cho con người, cho cộng đồng, cho XH & cho nhân loại”.

Ngô Trang, P.Viện Trưởng Viện 3AI

20.“Việc thành lập Câu lạc bộ các nhà lãnh đạo đổi mới dựa trên nền tảng của sự thấu cảm (Empathy – Design Thinking), lòng nhân ái (Compassionate) và tình yêu thương (Love) là một ý tưởng rất đáng hoan nghênh và mang lại nhiều lợi ích tiềm năng cho cả các nhà lãnh đạo và cộng đồng. Dưới đây là một số ý kiến về ý tưởng này:

Tập trung vào con người: Khi lãnh đạo hoạt động từ góc nhìn của sự thấu cảm, họ có khả năng hiểu sâu sắc và cảm nhận được những nhu cầu, mong muốn và nỗi đau của người khác. Điều này tạo ra một môi trường lãnh đạo gần gũi, thân thiện và đáng tin cậy, khiến mọi người cảm thấy được tôn trọng và được lắng nghe.

Khuyến khích đổi mới: Bằng cách kết hợp Design Thinking với lòng nhân ái và tình yêu thương, các nhà lãnh đạo có thể phát triển những giải pháp sáng tạo, không chỉ căn cứ vào lý thuyết mà còn dựa trên kinh nghiệm và cảm xúc thực tế của con người. Điều này có thể giúp giải quyết các vấn đề phức tạp trong xã hội một cách hiệu quả hơn.

Xây dựng cộng đồng: Câu lạc bộ này có thể trở thành một nền tảng mạnh mẽ để kết nối các nhà lãnh đạo cùng chí hướng, tạo ra một cộng đồng hỗ trợ lẫn nhau. Khi các thành viên cùng nhau chia sẻ kinh nghiệm và cách tiếp cận của mình, họ sẽ tạo ra một mạng lưới sáng tạo và đầy sức mạnh.

Khuyến khích đạo đức và trách nhiệm xã hội: Một câu lạc bộ mà lòng nhân ái và tình yêu thương được đặt lên hàng đầu sẽ khuyến khích các nhà lãnh đạo không chỉ tập trung vào lợi ích cá nhân hay tổ chức, mà còn chú trọng đến trách nhiệm xã hội và sự phát triển bền vững của cộng đồng.

Tạo ra thay đổi tích cực: cuối cùng, khi các nhà lãnh đạo hoạt động từ sự thấu cảm, lòng nhân ái và tình yêu thương, họ có thể tạo ra những thay đổi tích cực không chỉ trong tổ chức của họ mà còn trong toàn xã hội, thúc đẩy sự hòa hợp và phát triển.

Việc thành lập Câu lạc bộ các nhà lãnh đạo đổi mới dựa trên những giá trị này không chỉ là một ý tưởng sáng tạo mà còn là một bước tiến mạnh mẽ trong việc phát triển những nhà lãnh đạo có trách nhiệm, đồng cảm và sáng tạo trong bối cảnh hiện tại. Đây có thể là một mô hình kinh điển cho sự chuyển đổi lãnh đạo trong tương lai.

Vũ Thị Thu Thảo, Giám đốc CTCP Đầu tư và Thương mại Quốc tế VSH

21. “Câu lạc bộ các nhà lãnh đạo đổi mới trên nền tảng của sự thấu cảm, lòng nhân ái và tình yêu thương là một ý tưởng rất thú vị và có ý nghĩa mang tính nhân văn rất lớn. Sự thấu cảm (Empathy) là yếu tố cơ bản trong việc xây dựng sự kết nối và hiểu biết giữa các thành viên, đối tác và cộng đồng mà họ phục vụ. Lòng nhân ái (Compassion) giúp lãnh đạo có cái nhìn rộng hơn về những thách thức mà cộng đồng và các cá nhân đang đối mặt. Tình yêu thương (Love) là sức mạnh thúc đẩy sự gắn kết và sự đồng cảm chân thành trong mọi mối quan hệ”.

Nguyễn Thúy Hiền, Phụ trách Quan hệ doanh nghiệp Trường Cao đẳng Công nghệ cao Đồng Nai 

22. “Đây là một cách tiếp cận sáng tạo trong việc giải quyết vấn đề, là một mô hình có giá trị, giúp các cá nhân không chỉ nâng cao tư duy sáng tạo mà còn rèn luyện khả năng lãnh đạo bằng sự thấu hiểu, lắng nghe và tạo ra giá trị bền vững cho cộng đồng”.

Trần Thị Hồng Lan, Uỷ viên Thường vụ, Tổng Hội Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam

23. “Rất cần thiết vì bất cứ dự án kinh tế, xã hội nào cũng cần có những con người phù hợp (bao gồm: tầm nhìn, năng lực, nguồn lực) làm việc cùng nhau để tạo ra giá trị thực tế cho cộng đồng, xã hội”.

Nguyễn Văn Toàn Cơ, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Ứng dụng Thương mại điện tử và Kinh tế số (Sở KHCN TPHCM)

24. “Nhà lãnh đạo nhân ái là người biết quan tâm, lắng nghe và thấu hiểu những nhu cầu, mong muốn của cộng đồng và các thành viên trong tổ chức. Họ dẫn dắt bằng tình yêu thương, lòng nhân ái và sự công bằng, giúp mọi người cảm thấy được tôn trọng và động viên phát triển. Lãnh đạo nhân ái cũng luôn nỗ lực tạo ra một môi trường làm việc tích cực, nơi sự đoàn kết và hợp tác là nền tảng. Họ không chỉ tập trung vào kết quả mà còn chú trọng đến sự phát triển tinh thần của mỗi cá nhân. Từ đó, họ xây dựng được sự tin tưởng và mối quan hệ vững chắc với mọi người. Do vậy, chúng tôi tha thiết mong rằng các nhà lãnh đạo hãy lấy tình thân ái lên làm đầu, làm tôn chỉ, nguyên tắc trong công việc cũng như trong ứng xử với cấp dưới, luôn thấu hiểu, luôn bao dung và luôn kiên định trong mọi tình huống”.

Trần Thị Phú, Giảng viên chính Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật-Đại học Đà Nẵng

25. “Lãnh đạo nhân ái có nghĩa là yêu thương con người, từ đó sự yêu thương cộng đồng hay yêu thương những cá nhân gần gũi với mình để tìm được động lực tự thân để dấn thân làm những điều tốt đẹp cho bản thân và cộng đồng. Quan điểm cá nhân của tôi, sự nhân ái hay hướng thiện đều vì một điều gì đó cụ thể, bạn có thể vì những điều tốt đẹp cho gia đình và mở rộng vòng tròn tốt đẹp đó dần ra cũng sẽ giúp bạn trở nên nhân ái hơn, sự đúng đắn và kiên định kiên trì cho những mục tiêu những khát vọng tốt đẹp thì sẽ tạo nên những cộng đồng, những con người an hòa hơn”.

Nguyễn Hoàng Vinh, Giám đốc sáng tạo Vilian Branding 

26. “Design Thinking – Compassionate Leaders Club (DCLC) là rất cần thiết, vì ở đó được hội tụ các nhà tri thức cùng trao đổi, học tập, nghiên cứu và ứng dụng kiến  thức cùng bộ giải pháp vào thực tiễn dựa trên nềng tảng của sự thấu cảm, lòng nhân ái và tình yêu thương để đổi mới và kiến tạo cuộc sống hạnh phúc trong tương lai”.

Biện Thị Thái Ánh, Trưởng Bộ môn, Trường Cao đẳng Công Thương miền Trung

27. “Lòng trắc ẩn hay từ bi của nhà lãnh đạo được rung lên và mở cửa thì sự thấu cảm (emphathy) trước hiện trạng hay vấn đề hiện sinh mới được trọn vẹn. Từ đó ý tưởng hay giải pháp mới, tinh tế mà nhân văn mới được hiện hình. Ngày nay, lòng trắc ẩn phải mở rộng cho cả hệ sinh thái (cốt cũng vì loài người an lạc bền vững) lại càng cần được khai mở sâu sắc hơn. Quá trình làm ra giải pháp hay sản phẩm mới sẽ luôn được trông chừng trong mục tiêu “có giá trị nhân văn và bền vững cho hệ sinh thái”. Lòng trắc ẩn như “nước đầu nguồn” cho trí huệ của nhà lãnh đạo”.

Võ Thị Thanh Bình, Founder/CEO Vietnamese Language Studies 

28. “Câu lạc bộ là địa chỉ để lan toả tình yêu thương và sự cho đi của những con người hiểu được mình và thấu cảm được nỗi đau của người khác. Thành lập câu lạc bộ rất cần thiết để kết nối những người cùng chung chí hướng và có cơ hội để sẻ chia vì cộng đồng, không cố gắng kết nối những người tham gia vì mục đích cá nhân”.

Trương Thị Thuỷ Tiên, Trường Đại học Thủ Dầu Một, P. Giám đốc Trung tâm Dịch vụ, Hợp tác doanh nghiệp và Khởi nghiệp

29. “Đã gọi là thấu cảm thì yếu tố tiên quyết phải là thành viên của một đội nhóm, một tập thể, một cộng đồng. Vì vậy, DCLC sẽ là nơi để các thành viên chia sẻ tâm tư, kinh nghiệm, ý tưởng cho hành trình làm giàu đẹp thế giới này”.

Nguyễn Ngọc Lâm, Giảng viên Trường Đại học Nguyễn Tất Thành

30. “Trong bối cảnh những thách thức ngày càng phức tạp của xã hội hiện đại, các nhà lãnh đạo ngày nay đang học cách áp dụng tư duy thiết kế để giải quyết vấn đề một cách sáng tạo và nhân văn, đồng thời thúc đẩy sự đồng cảm và hỗ trợ lẫn nhau trong cộng đồng lãnh đạo. Tư duy thiết kế không chỉ giúp họ hình thành những giải pháp đổi mới mà còn khuyến khích họ đặt mình vào vị trí của người khác, từ đó phát triển sự đồng cảm sâu sắc với những nhu cầu và mong muốn của cộng đồng. Bằng cách lắng nghe, quan sát và thấu hiểu, các nhà lãnh đạo có thể tạo ra những chính sách và quyết định phù hợp, mang lại lợi ích cho tất cả mọi người. Đồng thời, trong cộng đồng lãnh đạo, việc thúc đẩy sự hỗ trợ lẫn nhau trở thành một yếu tố quan trọng, giúp họ chia sẻ kinh nghiệm, học hỏi từ thất bại và thành công của nhau, từ đó xây dựng một môi trường làm việc tích cực và bền vững hơn. Sự kết hợp này không chỉ nâng cao hiệu quả lãnh đạo mà còn góp phần tạo ra một xã hội tốt đẹp hơn.

Võ Nhật Khánh Hà, Giám đốc Công ty UniCoach,  & Chuyên gia Kinh tế Tài chính & CĐS, Viện Phát triển Kinh tế số VN

31.“Design Thinking – Compassionate Leaders Club nhằm tập hợp những nhân tố quan trọng với nhu cầu tự hoàn thiện bản thân. Sau khi ý thức rõ được tầm quan trọng của tư duy thiết kế trong cuộc sống của mình, với sự đồng cảm, thấu hiểu và sự tỉnh thức, họ sẽ mong muốn truyền cảm hứng cho cộng đồng những bài học thực tế của bản thân, nhằm đóng góp vào một hành trình vì một cuộc sống ngày càng hạnh phúc và hoàn thiện hơn”

Trần Thị Thanh Thủy, Chuyên viên Trường Đại học Bách Khoa 

32.“Design Thinking-Compassionate Leaders Club là nơi hội tụ tinh hoa của mọi tư duy được ghi nhận với nhiều sự đóng góp tích cực, có ý nghĩa lan toả trong cộng đồng. Vì vậy DCLC rất cần có để mọi người cùng trau dồi thêm kiến thức, học hỏi những điều mới để bổ sung vào phàn thiếu sót tư duy cá nhân mình”.

Nguyễn Văn Bình, Giám đốc Công ty TNHH Dịch vụ Công nghệ Maxfox

33.“Design Thinking- Compassionte Leaders là rất cần thiết cho mọi hoạt động của con người ở mọi lĩnh vực. Là kim chỉ nam cho sự phát triển bền vững. Ứng dụng DCLC vào khởi nghiệp, phát triển doanh nghiệp là còn đường dẫn đến thành công ngắn nhất, giảm thiểu rủi ro cao nhất nhờ vào sự đánh giá toàn diện và khoa học nhờ vào các công cụ mà DCLC mang đến”.

Đỗ Hữu Sinh , Giảng viên Trường Đại học Thủ Dầu Một

34.“Thúc đẩy tư duy đổi mới, giúp giải quyết vấn đề linh hoạt, lấy con người làm trung tâm.

Xây dựng lãnh đạo nhân văn. Tăng khả năng lắng nghe, đồng cảm, và tạo động lực. Môi trường học hỏi. Kết nối, chia sẻ kinh nghiệm, phát triển kỹ năng thực tế. Tạo giá trị bền vững. DCLC rất cần thiết để đào tạo những nhà lãnh đạo sáng tạo và có trách nhiệm với cộng đồng”.

Phạm Thị Cầm, Giảng viên Trường Cao đẳng Trung Bộ 

35. “Việc thành lập DCLC là cần thiết để định vị rõ ràng được vai trò và trách nhiệm của những keystone model trong bức tranh lớn của hệ sinh thái.

Các leaders là những người có những thuộc tính khả năng tích hợp – khả năng ảnh hưởng – khả năng tác động, được trau dồi từ môi trường làm việc và quan hệ với xã hội, khi cộng hưởng thêm sự nhân ái – Compassionate là sự lựa chọn để dẫn dắt 1 tổ chức họ thuộc về không chỉ coi mục tiêu kinh tế là mục tiêu duy nhất.

Việc tìm kiếm, lựa chọn và liên kết những compassionate leaders tôi nghĩ sẽ cần có những tiêu chuẩn và cam kết thực tế, mục tiêu theo tầm nhìn chiến lược để lan rộng được tầm ảnh hưởng tới những nhân tố khác trong cộng đồng”.

Chu Thị Diễm, COO, OOH Investment Partners

36. “Tôi nghĩ rất cần thiết, bởi vì: khi mỗi chúng ta thấu hiểu nhau hơn, thì tình thương và lòng nhân ái sẽ làm tỏa, bao trùm”.

Lê Văn Hải, Giảng viên Trường Đại học Thủ Dầu Một

37. “Design Thinking Compassionate Leader Club là rất cần thiết vì hội tụ người tiên phong, đủ năng lực dẫn dắt cho sự đổi mới bằng tư duy thiết kế, có khả năng kết hợp cùng nhau để tạo ra những sự sáng tạo mang tính đột phá, luôn đồng cảm và lòng trắc ẩn trong tư duy thiết kế, biến đổi công việc của chúng ta và tạo ra các giải pháp có ý nghĩa hơn, lấy con người làm trung tâm, với nhiệm vụ thúc đẩy văn hoá đổi mới sáng tạo, kết nối những con người với tư duy đổi mới cùng kiến tạo một môi trường cộng tác, đồng sáng tạo để chuyển đổi, phục hồi nền kinh tế, hướng tới sự bền vững, tái tạo môi trường và thúc đẩy sự tiến hoá của xã hội”.

Ngô Phương Thảo, Chuyên Viên, Hội Nông dân Thành phố Cao Bằng 

38.“Giúp kết nối các nhà lãnh đạo có chung tư duy và hỗ trợ các dự án và cộng đồng thông qua tư duy thiết kế”.

Phạm Ngọc Hiếu, Giảng viên Trường Đại học Lạc Hồng

39.“DCLC đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy tư duy sáng tạo và lãnh đạo thấu cảm trong cộng đồng khởi nghiệp. Sự kết hợp giữa Design Thinking và Compassionate Leadership có thể sẽ giúp các doanh nghiệp, các nhà khởi nghiệp gắn kết lại với nhau, từ đó không chỉ phát triển các giải pháp đổi mới theo nhu cầu giải quyết các vấn đề của xã hội mà còn có thể xây dựng những tổ chức có trách nhiệm xã hội, bền vững và hướng đến con người”.

Huỳnh Lê Phú Phong, Tổng giám đốc Công ty CP EduX Global Institute

40.“Kết nối/Tìm kiếm những nhà Lãnh đạo nhân ái để xây dựng một xã hội bình đẳng và thịnh vượng”.

Trần Thanh Thy, P.GĐ TT, Phân hiệu trường Đại học Thủy Lợi

41. “Trong làn sóng đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số thì việc ra đời của Desing Thinking- Compassionate Leaders Club là cần thiết để góp xây dựng một xã hội đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số”.

Nguyễn Ngọc Thanh Chung, Phụ trách khởi nghiệp đổi mới sáng tạo Trường Cao đẳng Kinh tế Kỹ thuật TPHCM, Giám đốc Trung tâm Đào tạo và Hợp tác Quốc tế, Trường Trung cấp Nguyễn Tất Thành

42. “DCLC sẽ là môi trường dành cho những người làm lãnh đạo quản lý có cơ hội giao lưu học hỏi, trao đổi kiến thức kinh nghiệm và học tập những kiến thức kỹ năng sáng tạo đổi mới trên cơ sở ứng dụng Design Thinking để xây dựng cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp mà mình đang phụ trách hoặc làm chủ ngày càng tiến bộ, phát triển bền vững”.

Hoàng Thị Kiều Loan, Chỉ Tịch Hội Nông dân Phường Ngọc Xuân, Tỉnh Cao Bằng

43. “Cần thiết nhưng phải thực tế và thực chất. Mọi thành viên tham gia đều phải thể hiện sự cam kết cống hiến, đóng góp ở mức cao và kết quả hành động có thể đo lường được. Tất cả đều tự nguyện nên ngay từ đầu tham gia phải thấu hiểu được điều này”

Nguyễn Xuân Duy, Founder of Dasuki Farm, Dasuki Venture Capital, CSO of An Viet Nong Co., Ltd, co-founder of HoBoMo Farm

44.“Design Thinking – Compassionate Leaders Club (DCLC) là một sáng kiến cần thiết nhằm phát triển tư duy sáng tạo, đồng cảm và trách nhiệm trong lãnh đạo. DCLC giúp các nhà lãnh đạo giải quyết vấn đề hiệu quả, thúc đẩy hợp tác và tạo tác động tích cực đến xã hội. Bằng cách kết hợp Design Thinking và lãnh đạo đồng cảm, DCLC đào tạo những nhà lãnh đạo có khả năng dẫn dắt bền vững và xây dựng mạng lưới toàn cầu, góp phần giải quyết các thách thức phức tạp hiện nay”.

Nguyễn Thị Ái Nương, Giảng viên Trường ĐH Xây dựng Miền Trung 

45.“Thấu hiểu về Design Thinking chúng ta giúp người người nhà nhà thiết kế ra mọi hành động hoạt động bền vững. Thấu hiểu, thực hành về lối sống bền vững, để phát triển và lan tỏa cho cộng đồng về phát triển bền vững”.

Phạm Thị Thu Thắm, Giám đốc Công ty TNHH Xây dựng Thương mại và Tư vấn Môi trường Hải Minh

46.“Design Thinking là công cụ tư duy để giải quyết vấn đề sáng tạo dựa trên sự thấu cảm: con người, vấn đề, hiện tượng để có một giải pháp tối ưu & hiệu quả”.

Đỗ Xuân Tâm, CT HĐQT CTCP Sinh thái 5F

47.“Rất thiết thực và phù hợp với bối cảnh VUCA hiện nay, đặc biệt là 4.0. Quan trọng nhất là networking để hỗ trợ nhau”

Đinh Văn Bình , P.Giám đốc BQTraining

48.“Chúng ta nên tạo ra giá trị thực sự từ mô hình này, mục đích doanh nghiệp là tạo ra lợi nhuận, từ lợi nhuận có kinh phí có tài chính tài trợ hoặc đồng hành cho Club nên vững mạnh hơn. Đa số trong Club là các chủ doanh nghiệp gắn kết hoặc kết nối được với nhau tạo ra nhiều giá trị và cộng đồng”.

Phan Ngọc Trung, Giám đốc Công Ty TNHH MTV TM DV Phan Gia

 49.Sự đổi mới trong tư duy sáng tạo và cần thiết trong hệ sinh thái, lan tỏa của Design thinking đến mọi người.

Vũ Minh, Giám đốc HTX Nông nghiệp dịch vụ thương mại Tân Hòa 

50.”Cần để chia sẻ kinh nghiệm và mô hình hiệu quả để giúp các dự án đạt hiệu suất và khả thi hơn”.

Huỳnh Thị Như Quỳnh, CEO Công ty TNHH TMDV Gia Huỳnh 

51.“Rất cần thiết trong công việc và giải quyết các tình huống phức tạp”.

Bùi Ngọc Châu, Giáo viên Trường Cao đẳng Cơ giới và Thủy lợi

52.“DCLC rất cần thiết cho Doanh nghiệp”.

Trương Vũ Linh, Chủ Tịch CTCP Hiền Nhân Group

53.“Lên 1 kế hoạch dùng Design Thinking, công cụ thấu cảm, phương pháp/cách thức thể hiện lòng nhân ái, tình yêu thương để mỗi tháng 2-3 Chuyên gia trong lĩnh vực đó sẽ chia sẻ chuyên sâu (ít nhất 4 buổi) về 1 chủ đề, lĩnh vực, chuyên môn xoay quanh con người, đời sống, xã hội, kinh tế (hoặc tất cả nhưng có chọn lọc và sắp thứ tự ưu tiên theo tính cấp bách của xã hội) để mang tính thực tế. Sau đó thực nghiệm, thực hành trong thực tế, đo lường bằng con số để thấy tính hiệu quả và giá trị của DCLC”.

Nguyễn Thị Thu Thương, Giám đốc Long Thành Icenter

54.“DCLC rất cần thiết”.

Trần Thái Toàn, Phó Trưởng phòng Tổ chức Cán bộ Sở GDĐT Hà Tĩnh

55. “Chúng ta đã khởi động chương trình Công dân Bền vững với mục tiêu đổi mới và phát triển bền vững, hoàn thiện tổ chức DCLC với mục tiêu đội ngũ chúng ta góp sức cho thế giới, đất nước VN được hòa bình, có lối sống xanh, sạch, đẹp, bảo vệ Thiên nhiên, Môi trường và Xã hội cho con người được sống vui, sống khỏe, sống bình an, chăm sóc tốt cho bản thân, gia đình và mọi người. Định hướng, lập kế hoạch hành động cho DCLC là điều cần thiết”.

Huỳnh Minh Băng Nga, Chuyên gia tư vấn DN & Giảng Viên  ĐH, Tổ chức Jica – Japan thuộc TAC – Vp. Bộ Kế Hoạch & Đầu Tư CN phía Nam 

56.“DCLC cần để mọi người kết nối, thực thi và đóng góp”

Đỗ Tân Khoa, P.Trưởng phòng Đào tạo, SHTP Training

57.“Câu lạc bộ ra đời là rất cần thiết”

Nguyễn Văn Tân, Trưởng Khoa,  Trường ĐH Lạc Hồng

58.“CLB nên đặt ra mục tiêu sát nhu cầu thực tế dễ làm, khả thi”.

Lê Uyên Chi, Trưởng Phòng, Trung tâm Khám phá khoa học và đổi mới sáng tạo, Sở KHCN Tỉnh Bình Định

59.“Cần thiết nhằm kết nối các bên trong hoạt động đổi mới sáng tạo”

Đoàn Thị Kim Oanh, Sở Kế hoạch và Đầu tư Đắk Lắk 

60.“Trong mọi thay đổi thì thay đổi tư duy là khó khăn nhất. Bản thân tôi muốn thay đổi để học hỏi từ các anh chị khác. CLB là cơ hội, là môi trường để học hỏi”.

Trần Thị Thắm, Giảng viên Trường ĐH Lâm nghiệp Đồng Nai

61.“Rất cần thiết để các leaders thấu hiểu được mình, cộng sự, khách hàng”.

Nguyễn Hoàng Tự Do, Tổng Giám đốc Công ty Tư vấn đồng hành Tự Do

62.“Rất cần thiết để kết nối nhau và phát triển”.

Nguyễn Cảnh Công, Giám đốc Kinh doanh, Công ty AT&T (Sơn sinh học Nanomax)

63.“Cần thiết để phát triển sản phẩm, ý tưởng sáng tạo”.

Lê Phương Long, Chuyên viên Trường Đại học Lạc Hồng

64.“Cần giúp đội nhóm tự thay đổi bản thân mỗi người, làm mới kiến thức, kỹ năng bản thân để tăng sự sáng tạo ra giá trị mới cho tổ chức, quản lý văn minh, sâu sắc và truyền được tinh thần ý nghĩa của vai trò công việc cho từng nhân viên phù hợp từng hoàn cảnh, chỉ đạo sâu sắc, mang giá trị nhân văn cho sự kết nối lâu dài”

Lê Thị Thùy Trang, Giảng viên Trường Cộng đồng Đồng Tháp

65.“Luôn thích ứng với sự thay đổi hoàn cảnh, và duy trì sự linh hoạt phù hợp với mọi người xung quanh”.

Nguyễn Thị Thu Phương, Giám đốc Công ty MTV Trương Bảo Phát

66.“Cùng với nhà nước thúc đẩy triển khai nhiệm vụ và giải pháp để đột phá phát triển công nghệ, đổi mới sáng tạo. “Người dân và doanh nghiệp là trung tâm, là chủ thể, nguồn lực, động lực chính; nhà khoa học là nhân tố then chốt; Nhà nước giữ vai trò dẫn dắt, thúc đẩy, tạo điều kiện thuận lợi nhất cho phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia”.

Trần Văn Phúc, Quản lý Hành chính – Nhân sự, Công ty TNHH Akero Việt Nam

67.“Phù hợp xu hướng quản trị”

Luân Nguyễn, Giám đốc Apex quốc tế

68.“DCLC rất cần thiết”

Ngô Thị Ly, Giám đốc HTX T Măng Deeng

69.“DCLC rất hữu ích và cần thiết cho cộng đồng”

Trần Hoàng Hiệp, Training Program Director, Công ty TNHH Howard & Associates

70.“DCLC rất cần thiết”

Phạm Văn Mùi, Chuyên viên kỹ thuật, Công ty TNHH Nhựa đường Petrolimex

71.”Thay đổi tư duy -Thay đổi cuộc đời”

Hoàng Kim Toản, Giám đốc Trung tâm Khởi nghiệp và Đổi mới sáng tạo – Đại học Huế

72.“Điều đó rất tuyệt vời”

Phạm Văn Thiệu, CT HĐQT, Cty CP Thương mại Thiết kế & Xây dựng TNT

73.“Rất cần thiết và ý nghĩa khi thành lập DCLC”.

Trần Nguyễn Thanh Bình, Phó trưởng Bộ môn QLCN và Logistics, Trường Đại Học Bình Dương 

74.“DCLC rất cần thiết”

Nguyễn Lý Phương Anh, GV Trường ĐH Kinh Tế Tài Chính Tp HCM (UEF) 

75.“DCLC rất cần thiết”

Phạm Thị Hữu Kiều, Giảng viên Trường Cao đẳng Công thương miền Trung

76. “Design Thinking hội tụ nhiều người tri thức với tinh thần lấy con người làm trung tâm cùng nhau rèn luyện, trao đổi, hỗ trợ cùng trao giá trị cộng đồng hướng đến công dân bền vững trong tương lai. Việc ứng dụng Design Thinking vào mọi lĩnh vực trao cuộc sống sẽ giúp mọi người hướng đến thành công nhanh hơn và giảm thiểu được rủi ro”.

Phạm Hồng Sơn, CEO Công ty TNHH Uni Design Factory

77.“DCLC rất hay”

Lê Quốc Trung, Hiệu trưởng THCS và THPT Mong Thọ

78.“DCLC cần thiết”

Lê Thanh Quang, Giám đốc Trung tâm Ứng dụng, Kỹ thuật, Thông tin khoa học và Công nghệ Long An

79.“DCLC rất cần thiết”

Trần Thanh Thế, CT HĐQT – HTX Hồ Nước Trong

80.“DCLC rất cần thiết”

Mai Thị Ngọc Lan Thanh, Giảng viên Trường Đại học Thủ Dầu Một

81.“DCLC cần thiết”

Huỳnh Đăng Khoa, P.Trưởng Phòng, Phòng Kinh tế và Hạ tầng huyện Chư Păh, tỉnh Gia Lai

82.“DCLC sáng tạo”

Khương Thắng, VQG Bù Gia Mập 

83.“DCLC cần thiết”

Ngô Minh Tuấn, Giám đốc Công ty CP Tư vấn đầu tư Phú Yên

84.“DCLC rất cần thiết”

Lê Kiều Như, Giám đốc Công ty TNHH ĐT TM DV Thanh Tâm

85.“DCLC rất cần thiết”

Trương Thị Luân, Giám đốc Trung tâm, Đại học Tây Bắc

86.“DCLC cần thiết”

Nguyễn Bích Ly, Owner KIMI

87. “Nhất trí cao với DCLC”

Trần Hữu Thọ, Ban Cố Vấn Công ty TNHH Fuji Farm

88. “Tôi đồng ý với Design Thinking – Compassionate Leaders Club (DCLC)”.

Huỳnh Phúc Đa, PGĐ phụ trách Trung tâm, Ban Quản lý VQG Bù Gia Mập

89. “Trong thời đại công nghệ số, xã hội và thiên tai biến đổi liên tục khó lường. Các sinh vật đều chịu ảnh hưởng và con người năm trong mắt xích sự sống của hành tinh. Nên việc lựa chọn, đứng yên hay tiếp tục đi tiếp đó là sự thay đổi trong tư duy và hành động của mỗi cá nhân và quan điểm cá nhân là phải hành động ngay và hết sức cần thiết. Bản thân luôn cố gắng thực hiện theo tư duy và hành động khai phóng, có trách nhiệm thiên nhiên với thế hệ tương lai”.

Nguyễn Lương Dũng, Giám đốc Công ty Vietnature Tour  

90. “DCLC thành lập là một sân chơi lý tưởng và phù hợp cho các cá nhân, tổ chức muốn kết nối để tìm hiểu các thông tin cần thiết cho việc phát triển DN theo hướng bền vững”.

Nguyễn An – Tổng Giám đốc Công ty Cổ Phần Vietcomm

91. “Câu lạc bộ Lãnh đạo Nhân ái (Design Thinking – Compassionate Leaders Club – DCLC) là một sáng kiến cần thiết trong bối cảnh xã hội hiện nay. Trước những thách thức toàn cầu như biến đổi khí hậu, khủng hoảng sức khỏe, và bất bình đẳng trong giáo dục, DCLC mang đến một cách tiếp cận sáng tạo, kết hợp giữa phương pháp “Design Thinking” và giá trị *lòng nhân ái*. Đây là nền tảng giúp các nhà lãnh đạo cùng nhau tạo ra các sáng kiến mới vì một tương lai bền vững, lấy con người làm trung tâm và hướng đến sự cân bằng giữa lợi ích kinh tế, xã hội và môi trường.

DCLC không chỉ là nơi kết nối các nhà lãnh đạo doanh nghiệp, cộng đồng và tổ chức giáo dục mà còn thúc đẩy một mạng lưới hợp tác mạnh mẽ. Thông qua các hoạt động đồng sáng tạo, các thành viên có thể triển khai các dự án thực tế tập trung vào ba lĩnh vực trọng tâm: *Wellness* (sức khỏe), **Wellbeing** (chất lượng sống), và “Education” (giáo dục). Những sáng kiến này không chỉ đáp ứng nhu cầu đổi mới của xã hội mà còn xây dựng các giá trị nhân văn bền vững.

Tại Việt Nam, DCLC đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy đổi mới sáng tạo, một yếu tố then chốt để nâng cao vị thế quốc gia. Câu lạc bộ cung cấp nền tảng để các lãnh đạo không chỉ phát triển năng lực cá nhân mà còn góp phần thực hiện trách nhiệm xã hội. Bằng cách áp dụng **Design Thinking**, các giải pháp mà DCLC hướng đến sẽ xuất phát từ việc thấu hiểu nhu cầu con người, đảm bảo tính sáng tạo, hiệu quả và khả năng nhân rộng.

Sự ra đời của DCLC không chỉ phù hợp với xu hướng lãnh đạo toàn cầu, nơi lòng nhân ái đóng vai trò cốt lõi, mà còn là bước tiến lớn trong việc xây dựng cộng đồng bền vững. Với sứ mệnh “kiến tạo giá trị từ lòng nhân ái”, DCLC hứa hẹn sẽ tạo nên những thay đổi tích cực, thúc đẩy một xã hội hài hòa giữa con người, thiên nhiên và sự phát triển”.

Trần Thanh Đại, Giảng Viên, Trưởng Khoa, PCT Công đoàn trường -Trường Đại học Công nghệ Đồng Nai

92. “Lòng nhân ái, lòng biết ơn là thứ cần phải được nuôi dưỡng. Chỉ khi bạn nuôi dưỡng lòng biết ơn những gì được trao tặng trong quá khứ, bạn sẽ có động lực giúp đỡ những người khác trong tương lai.

Lòng nhân ái là thứ giúp mỗi doanh nhân, mỗi lãnh đạo sẽ không quá sa đà vào việc kiếm lợi nhuận bằng mọi giá, mà sẽ chậm lại để quan sát, giúp đỡ những người khác cùng tiến lên, tạo ra giá trị cho xã hôi.

Trong cuộc sống đang nặng về vật chất như hiện nay, lòng nhân ái nên là mục tiêu, kim chỉ nam của đa số các lãnh đạo, những thành phần được xem là tinh hoa trong xã hội”.

Huỳnh Trọng Văn, CEO TVT Medical Company.

93. “Design Thinking – Compassionate Leaders Club rất cần thiết cho việc hỗ trợ các doanh nghiệp hiện nay. Đặc biệt hỗ trợ ý tưởng, kiến thức cho không chỉ doanh nghiệp vừa và nhỏ mà còn cho các Starup đang gặp nhiều khó khăn trong giai đoạn chuyển đổi số và công nghệ hiện đại phát triển nhanh”.

Nguyễn Thế Long, Giám đốc ty TNHH Giáo dục và Truyền thông Kết nối COHAPPYLIFE

 

 

Các ý kiến khác: (ẩn danh theo yêu cầu)

1. “Tôi nghĩ một câu lạc bộ như thế là cần thiết. CLB cần có tầm nhìn, sứ mạng, quy chế tổ chức và hoạt động để những người muốn gia nhập hoặc ra khỏi CLB có thể dàng quyết định”.

2. “Việc thành lập DCLC là thật sự rất cần thiết, tạo một cộng đồng không nhỏ, những con người đầy năng lượng và tư duy đổi mới, để cống hiến, đóng góp cho các hoạt động ĐMST. Tuy nhiên, cần có các chương trình hành động/ hoạt động cụ thể để từng bước những con người này có thể chung tay vì một cộng đồng ĐMST trong tương lai gần”

3. ”DCLC không chỉ giúp giải quyết vấn đề hiệu quả mà còn xây dựng một môi trường làm việc và học tập sáng tạo, đột phá, nhân văn. Đây là hướng đi quan trọng để tạo ra những nhà lãnh đạo ĐMST và phát triển bền vững”.

4. ”Theo tôi việc này rất cần thiết: xã hội đang thiếu nhóm dẫn dắt và lan toả để tạo ra được đột phá thật sự cho cộng đồng”.

5. ”Before you are a leader, success is all about growing yourself. When you become a leader, success is all about growing others”.

6. ”Cần thiết để xây dựng mạng lưới, nâng cao hiệu quả hoạt động của CLB”.

7. ”Sự thấu cảm là một trong những yếu tố cơ bản của một xã hội an bình hạnh phúc. Người lãnh đạo thấu cảm là nền tảng để lan tỏa và phát triển xã hội”.

8. ”DLCL tốt mà cần tính nhất quán để duy trì và có kế hoạch hoạt động bền vững”.

9. ”Design Thinking (DT) là một phương pháp sáng tạo và giải quyết vấn đề dựa trên sự hiểu biết sâu sắc về người dùng và tập trung vào việc tạo ra các giải pháp sáng tạo, dễ áp dụng trong thực tế. Việc kết hợp Design Thinking với mô hình lãnh đạo từ sự đồng cảm, như trong Compassionate Leaders Club (DCLC)  là một sự kết hợp mạnh mẽ và đặc biệt quan trọng trong môi trường khởi nghiệp và phát triển bền vững bởi vì sự tập trung vào con người ( từ sự thấu hiểu và đồng cảm); Giải quyết vấn đề sáng tạo và linh hoạt ( các tổ chức linh hoạt đề xuất giải pháp, dễ dàng điều chỉnh và tối ưu hóa); Tạo dựng môi trường phát triển bền vững ( một lãnh đạo đồng cảm không chỉ quan tâm đến lợi ích ngắn hạn mà còn hướng đến sự phát triển bền vững lâu dài, có khả năng thích ứng và sáng tạo và truyền cảm hứng cho đội ngũ). Tất cả điều này mang tới lợi ích cho trong và ngoài tổ chức, đây là cách điều hành nhân văn vì giúp lãnh đạo hiểu và đồng hành cùng nhân viên, khách hàng và cộng đồng”.

10. “Có cộng đồng học hỏi kinh nghiệm lẫn nhau”.

11. ”Sự đồng cảm khiến mọi người gần nhau hơn. Tôi nghĩ điều này cần thiết trong một xã hội coi trọng kim tiền”.

12. “Lãnh đạo nhân ái đóng vai trò then chốt, tạo ra hệ thống gắn kết, thúc đẩy xã hội bình đẳng, thịnh vượng, vượt qua những rào cản xã hội”.

13. ”Đồng ý về việc thành lập Câu lạc bộ các nhà lãnh đạo đổi mới trên nền tảng của sự thấu cảm ( Empathy – Design Thinking), lòng nhân ái ( Compassionte) và tình yêu thương (Love)”.

14. “Lãnh đạo không phải là lãnh đạo, là sự dẫn dắt để doanh nghiệp đạt mục tiêu chung, là sự yêu thương từ sự thấu hiểu, nó khó hơn mức thông thường, bởi cần có sự sẻ chia, sâu sát từng cá nhân từng người, đây không nhất thiết là người nắm trong tay nhiều nhân sự, mà đơn giản là người thấu hiểu nhất nhân sự của mình. Câu chuyện lãnh đạo nhân ái không chỉ áp dụng được cho doanh nghiệp mà cả gia đình, bạn bè..”.

15. “Great way to inspire design thinking awareness in leadership community”.

16. “Dù hiện tại hay tương lai trong các tất cả các lĩnh vực đều cần sự đồng cảm, thấu cảm và chung tay của mọi người. Design Thingking giúp chúng ta làm được điều đó”.

17. “Dẫn dắt cộng đồng DT đi đúng hướng trong 1 XH đang ngày càng biến động, thay đổi nhanh chóng”.

18. ”Design Thinking – Compassionate Leaders Club (DCLC) là một mô hình cần thiết trong quản trị hiện đại, kết hợp tư duy thiết kế (Design Thinking) và lãnh đạo từ bi (Compassionate Leadership) để thúc đẩy đổi mới bền vững và giá trị nhân văn trong tổ chức. DCLC giúp thiết lập tư duy thiết kế như một công cụ chiến lược, nuôi dưỡng lãnh đạo có lòng trắc ẩn, tạo cầu nối giữa lý thuyết và thực hành, xây dựng cộng đồng lãnh đạo đổi mới và hỗ trợ quản trị sự thay đổi. Đây có thể trở thành nền tảng tiên phong giúp nâng cao tư duy lãnh đạo, tạo ra những sáng kiến mang lại giá trị cho doanh nghiệp và xã hội”.

19. “Nếu DCLC được dịch/hiểu là Câu lạc bộ Lãnh đạo Nhân ái thì có thể gây hoài nghi và mơ hồ thắc mắc. Vì “lãnh đạo nhân ái” đòi hỏi phải có một nền tảng tư tưởng chi phối và phải lý giải được dựa vào đâu để chọn nền tảng tư tưởng đó, cũng như phải làm sao để vận hành, để đánh giá hiệu quả hoạt động của một câu lạc bộ với chức năng là lãnh đạo nhân ái,…đây là một nhiệm vụ quá lý tưởng, rất khó thực hiện, nó cần kiến lập trên một sự đồng thuận xã hội về tư tưởng nhân ái của hệ tư tưởng chủ lưu trong xã hội mà hiện nay ở Việt Nam còn khá nhập nhằng chưa rõ. Vì thế cần cân nhắc cách dùng cụm từ CLB Lãnh đạo Nhân ái.

Tuy nhiên nếu DCLC được dịch/hiểu là Câu lạc bộ các nhà lãnh đạo đổi mới  (trên nền tảng của sự thấu cảm, lòng nhân ái và tình yêu thương) thì gợi lên sự rõ ràng và khả thi hơn, ở đây mục tiêu hướng đến đổi mới sáng tạo và cách thức để dẫn dắt đổi mới được đảm bảo có dựa trên nền tảng thấu cảm, nhân ái và yêu thương. Vì thế cần cân nhắc cách dùng tên tiếng Anh và tiếng Việt cho trùng ý, đồng bộ về cách hiểu.

Theo ý kiến cá nhân tôi, nếu Câu lạc bộ DCLC được hiểu là Câu lạc bộ các nhà lãnh đạo đổi mới trên nền tảng của sự thấu cảm ( Empathy – Design Thinking), lòng nhân ái (Compassionte) và tình yêu thương (Love) thì đây là một câu lạc bộ rất cần thiết trong bối cảnh đất nước Việt Nam đang trên quá trình phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia”.

20. “Việc thành lập một CLB các Lãnh đạo trên nền tảng Empathy – Compassionate – Love là điều cần thiết vì 3 yếu tố này có thể được xem là một trong những gốc rễ của các mối tương quan tốt đẹp giữa con người. Trong xã hội hiện nay, chúng ta đều tập trung cho việc phát triển kinh tế, học tập trau dồi kiến thức, kỹ năng, chuyên môn song lại chưa quan tâm đến việc tìm về bên trong để hoàn thiện và kết nối sâu hơn với những người xung quanh. Là người Lãnh đạo, một người luôn làm việc với con người thì đây là yếu tố tiên quyết để có thể ” đắc nhân tâm” người khác. Nếu tạo ra được một môi trường nơi các Lãnh đạo có thể rèn luyện và phát huy yếu tố này thì tôi tin rằng Design Thinking sẽ tạo ra một cộng đồng ưu tú toàn diện từ bên ngoài lẫn bên trong”.

21. ”Nhân Ái là một trong những nền tảng của đạo đức. Trí tuệ cổ xưa, sách thánh hiền, lời dạy của Bác Hồ vĩ đại đều đề cao chữ ĐỨC làm nền tảng cho TÀI. Suy rộng ra thì Design Thinking – Compassionate Leaders đang và nên làm điều như thế trong kỉ nguyên đổi mới . Chúc Club (DCLC) ngày càng lan toả mạnh mẽ giá trị này”.

22. ”DCLC giúp VN học hỏi được các ý tưởng mới về tư duy thiết kế đã và đang diễn ra trên thế giới. Đóng góp sự sáng tạo của mình vào sự phát triển của tổ chức, cho xã hội”.

Ban biên tập VNIC tổng hợp

Link bài liên quan:

Sách nói Rừng Mưa: